Điều trị Hư thai

Không phải người nào có nguy cơ hư thai cũng phải vào bệnh viện. Nếu không bị đau bụng, không ra huyết nhiều, bệnh nhân có thể được khám tại phòng mạch bác sĩ và xét nghiệm máu, siêu âm trong vài ngày.

Khi người mẹ mất máu nhiều, trường hợp nên được xem như cấp cứu và cần vào bệnh viện. Tuy nhiên, nhân viên y tế nên dành chút thời giờ giải thích và trấn an người mẹ, người cha trong lúc họ đang hoang mang về sự sống còn của đứa con chưa ra đời. Nếu có thể, nên cho vào phòng xét nghiệm nào riêng biệt, kín đáo, ít ồn ào trong khu cấp cứu.

Cấp cứu

Khi mất máu nhiều người mẹ có thể bị sốc ví thế nên được chăm sóc trong phòng cấp cứu. Y sĩ lấy máu để thử nghiệm loại máu, hemoglobinbeta-HCG. Nước biển truyền theo kim lớn để tránh huyết áp hạ quá thấp trong khi chờ đợi kết quả về bào thai và loại máu. Ít nhất 4 bịch máu nên được chuẩn bị phòng khi cần nếu ra huyết quá nhiều. Nếu người mẹ có máu nhóm Rh Trừ cần được tiêm anti-D để tránh hiện tượng hoại huyết của thai nhi trong những thai tương lai.

Nếu người mẹ bị đau quá, nên cho thuốc chống đau như morphine. Trong một vài trường hợp bệnh nhân đau quá, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, hạ áp, có thể là do thai đang bị tống ra nhưng kẹt tại cổ tử cung tạo phản xạ hạ huyết áp. Y sĩ nên dùng dụng cụ mỏ vịt khám cổ tử cung - nếu thấy thai kẹt, nên dùng kìm kéo ra sẽ giúp giảm đau và bình thường hóa huyết áp.

Xét nghiệm cổ tử cung: Nếu cổ tử cung mở rộng, cần phải nạo thai. Nếu cổ tử cung kín, nên xác định có thai ngoài dạ con hay không.

Nạo tử cung

Bác sĩ chuyên sản khoa sẽ quyết định nạo thai hay không tùy theo kết quả nhiều yếu tố. Nếu siêu âm cho thấy tử cung trống rỗng, không còn thai hay nhau bên trong và bệnh nhân không bị ra máu nhiều, hư thai coi như hoàn tất và không cần điều trị gì hơn là khuyên nhủ, chia buồn và giải thích vấn đề chấn thương tâm lý. Nạo tử cung lấy nhau và xác thai được tiến hành nếu máu vẫn ra nhiều, thai hỏng khi đã khá lớn và còn nhau trong tử cung. Nếu không nạo, nhau và thai sẽ hư thối trong tử cung có thể gây nhiễm trùng nội mạc và đưa đến nhiều biến chứng nguy kịch như nhiễm trùng huyếtvô sinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hư thai http://www.australiandoctor.com.au/HTT/display.asp... http://www.diseasesdatabase.com/ddb29.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=634 http://search.medscape.com/emedicine-search?queryT... http://www.nichd.nih.gov/ http://www.nichd.nih.gov http://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancylo... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancylo... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancylo... http://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancylo...